Tăng lương cơ bản 2020 – Tin đáng mừng cho cán bộ công chức Nhà nước

Lượt xem:

Đọc bài viết

 Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành thay đổi mức lương cơ sở dẫn đến tăng lương cơ bản 2020 đánh dấu một mốc quan trọng cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Theo nghị định này bắt đầu từ 1/7/2019 mức lương cơ sở tăng lên 1.490.000 đồng/tháng.

Tăng lương cơ bản 2020 1

Tăng lương cơ bản 2020 – Tin đáng mừng cho cán bộ công chức Nhà nước.

I. Đối tượng tăng lương cơ bản 2020

Đối tượng tăng lương cơ bản 2020 là những đối tượng có mức lương cơ sở 2019 tăng theo quy định của Pháp luật. Căn cứ vào nội dung Điều 2, Nghị định 38/2019/NĐ-CP ban hành ngày 9/5/2019 quy định 9 đối tượng được tăng mức lương cơ sở lên mức 1.490.000 đồng/tháng đồng nghĩa với việc tăng lương cơ bản 2020 gồm có:

“1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3, Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.”

Tăng lương cơ bản 2020 là kết quả của tăng mức lương cơ sở khi nền kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển ở mức cao hơn, ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn người lao động. Tăng lương cơ bản xuất phát từ tăng mức lương cơ sở tác động lên tất cả các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, chính vì vậy mà dù chưa nâng ngạch hay tăng hệ số lương hiện hưởng thì mức lương cơ bản vẫn tăng đáng kể.

II. Tăng lương cơ bản 2020 – Cách tính lương cơ bản 2020 theo mức lương cơ sở mới

Tăng lương cơ bản 2020 là một tin đáng mừng, tùy vào hệ số lương mà mức lương cũ và mức lương mới của người lao động sẽ tăng khác nhau. Điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị Định 38/2019-NĐ/CP dẫn đến tăng lương cơ bản 2020.

1. Tăng lương cơ bản 2020

Theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (người lao động nằm trong danh sách đối tượng được tăng mức lương cơ sở tại Điều 2, Nghị định này) từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy mức lương cơ sở mới đã tăng lên 100.000 đồng/tháng so với quy định cũ là 1.390.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương của các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Nhà nước cũng có thể là ngoài nhà nước. Dùng làm căn cứ tính mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2, Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tăng lương cơ bản là hệ quả tất yếu khi mức lương cơ sở tăng lên. Mức lương cơ bản tăng được tính dựa trên hệ số nhân giữa mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng của người lao động.

2. Cách tính lương cơ bản 2020 theo mức lương cơ sở mới

Cách tính lương cơ bản 2020 theo mức lương cơ sở mới áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và hội được tính như sau:

Lương cơ bản hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở tại thời điểm hiện tại được tính là 1.490.000 đồng/tháng

  • Hệ số lương hiện hưởng: Được quy định theo chức vụ, ngành nghề, và từng đơn vị khác nhau

Tăng lương cơ bản 2020 2

Cách tính lương cơ bản 2019 theo mức lương cơ sở mới.

Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước là như nhau vì vậy mà mức tăng lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào hệ số lương hiện hưởng của từng đối tượng. Nếu hệ số lương hiện hưởng cao thì mức lương cơ bản sẽ càng cao.

Lương thực lĩnh được tính bằng mức lương cơ bản cộng với lương phụ cấp (phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)). Tuy nhiên mức lương phụ cấp thường ít hơn so với mức lương cơ bản mà người lao động nhận được.

Tăng lương cơ bản 2020 căn cứ dựa trên sự thay đổi của nền kinh tế, tỉ lệ lạm phát và dựa trên ngân sách Nhà nước. Ngân sách trung ương sẽ bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2019 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dự kiến trong năm 2020 mức lương cơ sở có thể được tiếp tục điều chỉnh nhằm  tăng mức lương cơ bản phù hợp hơn với mức sống cùng sự phát triển của nền kinh tế hiện tại