Đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào ?

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi là tổ phó chuyên môn của một trường THCS. Trong năm 2017 tôi vừa sinh con thứ 3 ( hiện con tôi 6 tháng tuổi) do bị vỡ kế hoạch. Vậy tôi có bị xử lí kỉ luật theo luật công chức, theo đảng viên không? Nếu có thì hình thức kỉ luật nhẹ nhất là hình thức gì? Tháng 8 năm nay tôi được nâng lương thường xuyên thì đến năm 2018 tôi có được nâng lương sớm không? (trường hợp tôi đủ thành tích để nâng lương sớm 1 năm). Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn luật Minh khuê.

2. Cán bộ, viên chức sinh con thứ 3 có bị hạ phân loại thành tích không?

Thưa luật sư, tôi là cán bộ viên chức sinh con thứ 3 vào ngày 10/02/2014. Đến ngày 12/04/2015 bị hội đồng kỷ luật là khiển trách vì năm 2014 vi phạm sinh con thứ 3. Như vậy cuối năm 2015 đánh giá phân cán bộ viên chức là không hoàn thành nhiệm vụ phải không ạ? Cho dù công việc năm 2015 làm rất tốt ?

Đảng viên sinh con thứ 3 có vi phạm không?

Luật sư tư vấn quy định về sinh con thứ ba, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Vì câu hỏi của bạn đặt ra nhiều đối tượng nên chúng tôi sẽ tư vấn về các trường hợp để bạn đối chiếu với trường hợp của mình.

1. Không phải là công chức, viên chức, đảng viên sinh con thứ 3.

Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình: ” Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyề quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.”

Theo đó thì bạn không phải công chức, ciên chức, đảng viên hoàn toàn có quyền quyết định về số con.

2. Đảng viên hoặc cán bộ, công chức, viên chức có được phép sinh con thứ ba?

– Đảng viên sinh con thứ ba

Theo quy định tại Điều 27 Quy định số 102/QĐ-TW Của Ban chấp hành trung ương về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm: quy định về vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Như vậy, khi bạn là Đảng viên mà sinh con thứ ba sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nếu bạn sinh con thứ tư sẽ bị kỷ luật bẳng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu bạn là người có chức vụ. Nếu bạn sinh con thứ năm sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng.

+Trường hợp Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật:

Căn cứ tại Hướng dẫn số 04 –HD/UBKTTW năm 2018 của Uỷ ban kiểm tra trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy định số 102/QĐ-TW Của Ban chấp hành trung ương về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm:

* Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì bạn được phép sinh con thứ ba mà không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nếu bạn không thuộc các trường hợp đó mà vẫn sinh con thứ ba, bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Quy định số 102/QĐ-TW.

– Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ ba

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không.

Đối với trường hợp người nào vi phạm người đấy sẽ bị xử ly theo quy định của pháp luật. Còn đối với các đơn vị trực thuộc có bị ảnh hưởng đến thành tích của mình hay không thì sẽ còn phải căn cứ vào tiêu chị, quy định để đạt được thành tích đấy là như thế nào.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Hỏi về thủ tục ly hôn của đảng viên ? Đảng viên sinh con thứ ba có bị kỷ luật Đảng không ?

Trường hợp kỷ luật công chức, viên chức khi sinh con thứ ba

Nếu bạn là đảng viên hoặc thuộc đối tượng là cán bộ, viên chức, công chức sẽ có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan nơi bạn làm việc hoặc theo quy chế, điều lệ của đảng viên.

Hiện nay chưa có văn bản nào của Nhà nước quy định cụ thể các hình thức xử lý công chức, viên chức vi phạm chính sách Dân số – KHHGĐ. Hình thức xử lý cụ thể cho mỗi công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra.

Bên cạnh đó, căn cứ Quyết định 1531/QĐ-BTC Quy chế xử lý kỷ luật công viên chức vi phạm năm 2013 có phạm vi điều chỉnh như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, kể cả hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ đang công tác (sau đây gọi chung là công chức, viên chức), thuộc biên chế các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3 trở lên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc thuộc một trong các trường hợp qui định tại Điều 2 của Quy chế này.”

Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.

Như vậy, đơn vị bạn đang công tác không thuộc Bộ tài chính thì viên chức sẽ không áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nêu trên.

>> Bài viết tham khảo thêm: Ly hôn khi là đảng viên dự bị ? Sinh con thứ ba có còn bị kỷ luật theo quy định mới ?

3. Cán bộ, viên chức vi phạm sinh con thứ 3 có bị hạ phân loại thành tích không?

Tư vấn đánh giá cuối năm viên chức khi vi phạm sinh con thứ 3?

Luật sư tư vấn lao động trực tuyến gọi: 1900.6162

Căn cứ theo quy định của Luật Viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá viên chức được phân thành các loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ – Điều 42, 43 Luật viên chức năm 2010.

Điều 41 Luật Viên chức quy định về nội dung đánh giá viên chức:

“1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:

a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:

a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường.”

Do vậy, mỗi năm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá viên chức để xếp loại, đánh giá viên chức đó. Việc viên chức đó sinh con thứ 3 không làm ảnh hưởng đến vấn đề đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hay không?